30 THÁNG MƯỜI HAI 2019
Điểm tin thị trường M&A Việt Nam 2019

Việt Nam đã có 1 thị trường M&A đầy sôi động trong năm 2019. Hoạt động M&A với nguồn vốn từ nước ngoài vào trong nước đang tăng cả về khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch so với hoạt động M&A nội địa. Theo những dữ liệu được công khai, giá trị nhà đầu tư quốc tế thực hiện M&A tại Việt Nam chiếm hơn 75% tổng giá trị thỏa thuận trong năm 2017 và nửa đầu năm 2018.

Các megadeals chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch thỏa thuận này, trong đó ví dụ như khoản đầu tư của quỹ GIC Singapore vào Vinhomes là 1,3 tỷ USD và khoản đầu tư của Warburg Pincus vào TechBank là 370 triệu USD.

Theo thống kê của Nhóm nghiên cứu M&A tại AVM Việt Nam, giá trị của các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong sáu tháng đầu năm 2019 đạt 1,9 tỷ USD. Trong cả năm 2018, Việt Nam ghi nhận 7,64 tỷ USD giao dịch M&A, tăng 41,4% so với năm 2017.

Nhà đầu tư Hàn Quốc thực sự là điểm sáng trong năm 2019 với nhiều giao dịch thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính. Các giao dịch tiêu biểu bao gồm: Chứng khoán MSB (được KB mua lại), BIDV (bán cổ phần chiến lược cho KEB Hana), Chứng khoán HFT (mua lại bởi Hanwha), Chứng khoán Nam An (Shinhan), Bảo hiểm Bưu chính Viễn thông (Dongbu) và thậm chí là quỹ đầu tư Dragon Capital (Samsung ). Các tập đoàn Vingroup và Masan Group cũng được các tập đoàn Hàn Quốc như SK và Hanwha tiếp cận thực hiện giao dịch.

Tổng cộng, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã rót 2,2 tỷ USD vốn M&A vào thị trường Việt Nam trong năm ngoái. Singapore được xếp thứ hai với 1,6 tỷ USD trong một số ngành công nghiệp, chủ yếu tập trung vào bất động sản. Đáng chú ý là các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam cũng đã nhận được tình yêu lớn từ các nhà đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore vào năm ngoái - một xu hướng đang tăng lên nhờ số lượng tài năng công nghệ lớn ở Việt Nam, cũng như sự thâm nhập kỹ thuật số cao của đất nước.