»

Thời gian giao dịch phục vụ khách hàng tại các Chi nhánh, PGD của VietinBank - Từ thứ 2 tới thứ 6 (trừ ngày lễ, tết).

Tin tức sự kiện Ngày 04/12/2016 06:00

Kết nối và chuẩn tin điện trong các hệ thống thanh toán

Hệ thống chuẩn tin điện mới có khả năng hỗ trợ, giải quyết tình trạng phát triển tự phát của hệ thống thanh toán (HTTT) giữa các ngân hàng thương mại (NHTM). Đồng thời, hệ thống này hỗ trợ công tác báo cáo quản trị, giám sát hoạt động thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Hệ thống này cũng đảm bảo tính an toàn, bảo mật, nâng cao năng lực về công nghệ của các NH Việt Nam, sẵn sàng cho quá trình hội nhập.

Thực trạng các HTTT

Hiện nay, các NH đang sử dụng cùng lúc các HTTT: Điện tử liên NH (InterBank Payment System - IBPS), thanh toán bù trừ, NAPAS, HTTT của NH, trung gian thanh toán. Mỗi hệ thống có ưu điểm, hạn chế riêng.

Hệ thống IBPS: Những năm gần đây, HTTT của các tổ chức tài chính tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. HTTT IBPS do NHNN xây dựng và triển khai được đưa vào vận hành từ tháng 5/2002 và kết nối tới 63 tỉnh/thành trên cả nước. HTTT này được thiết kế với quy mô và mô hình của một HTTT quốc gia dành cho việc xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao và một phần xử lý cho các giao dịch thanh toán giá trị thấp. IBPS giữ vai trò là HTTT xương sống của quốc gia. Tiềm năng của hệ thống là rất lớn, góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước. IBPS được hầu hết các NHTM sử dụng làm kênh giao dịch chính với các NHTM khác hệ thống

HTTT bù trừ: Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, số lượng các NHTM tham gia thanh toán bù trừ đang giảm mạnh, theo đó số lượng giao dịch cũng như doanh số thanh toán qua kênh thanh toán bù trừ cũng giảm dần theo các năm.

NAPAS: Với vai trò là trung gian thanh toán bù trừ các giao dịch thanh toán và chuyển mạch tài chính giữa các NHTM, tổ chức trung gian, tổ chức quốc tế, NAPAS đang thực hiện tốt vai trò của mình và xây dựng kế hoạch phát triển nền tảng hệ thống thanh toán bù trừ bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các NHTM, tổ chức trung gian, tổ chức quốc tế và các nhà cung cấp duy trì kết nối, thanh toán qua hệ thống của NAPAS còn khiêm tốn.

HTTT của các NH: Hiện nay, các NHTM vẫn là đơn vị chủ chốt phát triển các sản phẩm, dịch vụ (SPDV) thanh toán cung ứng cho thị trường. Với lợi thế về tệp khách hàng mở tài khoản, các NHTM đã chú trọng nhiều đến phát triển/hợp tác phát triển đa dạng SPDV để phục vụ thanh toán của khách hàng.

Trung gian thanh toán: Bên cạnh các tổ chức tài chính, thị trường thanh toán Việt Nam đã hình thành một số các trung gian thanh toán cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như: Các công ty chuyển mạch thẻ, các công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử, các công ty phát triển cổng thanh toán...

Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế

Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế trong hệ thống tài chính - NH tại Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn và là chủ trương quan trọng, đúng đắn của NHNN. VietinBank đề xuất xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn tin điện về kỹ thuật, nghiệp vụ chung cho các dịch vụ.

Đối với dịch vụ chuyển tiền:

- Cần thống nhất chuẩn để mở rộng dịch vụ đi kèm và nâng cấp HTTT bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ (ACH). Hiện tại đang có nhiều chuẩn và chỉ đáp ứng được dịch vụ chuyển tiền. Vì vậy cần có chuẩn chung để đáp ứng dịch vụ thanh toán nói chung ngoài việc chỉ chuyển tiền. Xây dựng ACH tại Việt Nam phù hợp với xu hướng quốc tế.

- Nâng cấp HTTT điện tử liên NH (CiTAD) đáp ứng đa dạng hóa SPDV.

- Hoàn thiện hệ thống chuyển mạch quốc gia theo hướng đa dạng hóa SPDV. Hệ thống chuyển mạch cần đáp ứng được tất cả các dịch vụ trong hoạt động thanh toán (hóa đơn điện, nước, thuế, vé tàu…) kết nối với các nhà cung cấp.

- Xử lý các giao dịch liên biên giới, các dịch vụ vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh.

Đối với dịch vụ thanh toán:

- Cần đưa ra các chuẩn chung để áp dụng cho các tổ chức trung gian thanh toán.

- Xây dựng trung tâm thanh toán quốc gia về bù trừ và các giao dịch, dịch vụ giá trị gia tăng.

- Áp dụng các nền tảng công nghệ mới trong giao dịch thanh toán (QR code, NFC, RFID...).

Dịch vụ hành chính công

- Xây dựng chuẩn kết nối, giao tiếp chung giữa các cơ quan/bộ/ngành để đơn giản thủ tục thủ công/hành chính. Đây là cơ sở để xây dựng hành chính một cửa quốc gia. Các chuẩn này hiện tại đang được một số bộ/ngành phối hợp xây dựng cho riêng mình.

- Xây dựng bộ phận xử lý các dịch vụ công thuộc trung tâm thanh toán quốc gia.

VietinBank đang nghiên cứu chuyển đổi áp dụng chuẩn tin điện tài chính mới và sẵn sàng tích hợp với HTTT quốc gia theo lộ trình triển khai của NHNN.

Đinh Lê Hùng

null - VietinBank null - VietinBank