»

Thời gian giao dịch phục vụ khách hàng tại các Chi nhánh, PGD của VietinBank - Từ thứ 2 tới thứ 6 (trừ ngày lễ, tết).

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2003

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2003

NỘI DUNG    
-
Khái quát về ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2003
-
Phát biểu của ông chủ tịch HĐQT NHCTVN
-
Vài nét tình hình kinh tế Việt Nam 2003
-
Khái quát hoạt động kinh doanh năm 2003
-
Đề án cơ cấu NHCTVN sau 3 năm thực hiện
-
Báo cáo tài chính năm 2003
-
Phân tích báo cáo tài chính năm 2003

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2003

- Thành lập năm 1988, được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại, là một trong bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.

- Có Hệ thống mạng lưới gồm 2 Sở Giao dịch, 125 chi nhánh, 143 phòng giao dịch, 400 quỹ tiết kiệm, Trung tâm Đạo tạo và Trung tâm Công nghệ Thông tin.   

- Sở hữu các công ty con: Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Tài sản.

- Đồng sáng lập và là cổ đông chính trong Indovina Bank, Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á-Ngân hàng Công thương.

- Có mạng lưới 733 Ngân hàng đại lý trên khắp thế giới.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng: Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi, đầu tư cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính v.v.

- Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội thẻ Visa, Master, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Năm 2003, theo chỉ định của Chính phủ Việt Nam, là Ngân hàng duy nhất của Việt Nam
trở thành hội viên “Hiệp hội các Ngân hàng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
Khối APEC”.

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU

  2003 2002
Tổng tài sản (triệu VND) 80.887.100 67.980.412
Cho vay (triệu VND) 51.778.523 47.120.856
Huy động vốn (triệu VND) 71.146.192 59.283.956
Vốn chủ sở hữu (triệu VND) 4.154.083 3.173.697
Lợi nhuận ròng (triệu VND) 205.186 172.524
Tỷ lệ Lợi nhuận/ Trung bình Tổng tài sản (%) 0,28 0,24
Tỷ lệ Lợi nhuận/ Trung bình Vốn chủ sở hữu(%) 5,60 6,99
Tỷ lệ Vốn tự có/ Tài sản có rủi ro (%) 6,08 5,57


BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG CHỦ TỊCH HĐQT NHCTVN

Thưa quý vị,

Trong năm 2003, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách: thiên tai xẩy ra ở nhiều nơi trong nước, tình hình chính trị và kinh tế thế giới biến động phức tạp v.v. Nhiều sự kiện ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam là chiến tranh Irắc, bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) hoành hành ở Đông á . Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã vượt qua thử thách và đạt được thành tựu tăng trưởng khá ấn tượng: chặn đứng bệnh dịch SARS, kiềm chế lạm phát (CPI) ở mức thấp (3,0%), duy trì tăng trưởng kinh tế (GDP) ở mức cao thứ hai trên thế giới (7,24%).

Hiện tại nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những rủi ro: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; Tiến trình cải cách doanh nghiệp và ngân hàng, cải cách hành chính chưa đảm bảo tiến độ; Khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp còn thấp; Thể chế kinh tế trong nền kinh tế chuyển đổi chậm được hình thành một cách đồng bộ.

Tuy nhiên lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã có những bước phát triển vượt bậc: Nhiều loại hình định chế tài chính đã hình thành và bước đầu đã phát huy hiệu quả; chính sách lãi suất đã được đổi mới theo hướng phù hợp hơn với thực tế thị trường; nới rộng hoạt động kinh doanh VND đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; tín dụng chính sách và tín dụng thương mại được phân định rõ ràng hơn. Tuy nhiên, xét về chiều sâu, hệ thống tài chính-ngân hàng còn nhiều hạn chế: Vốn tự có của các ngân hàng thương mại còn nhỏ bé; khả năng quản lý và trình độ công nghệ ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu phát triển; việc huy động vốn còn bị hạn chế bởi cơ chế quản lý; nợ tồn đọng chưa được xử lý dứt điểm do thiếu cơ chế đồng bộ và do tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Thị trường chứng khoán còn sơ khai và hoạt động chưa sôi động.

Trong bối cảnh đó năm 2003 NHCTVN đã hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh với các chỉ tiêu quan trọng: Tổng nguồn vốn huy động tăng 23,3%, cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi phù hợp với thực tế sử dụng vốn; Cho vay nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng theo hướng thận trọng và đổi mới về chất (tăng 10% so với đầu năm); Lợi nhuận vượt 12,9% so với kế hoạch; Trích lập dự phòng rủi ro đạt 1,3 lần so với kế hoạch được giao; Kết quả xử lý, thu hồi nợ tồn đọng đạt 2016 tỷ đồng, gần bằng số xử lý của cả hai năm trước. Hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng có bước chuyển biến tích cực: Hoàn thành giai đoạn I của Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán”; Đang triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức mới của Ngân hàng; Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng hơn, ngoài sản phẩm thẻ ATM, Ngân hàng đang chuẩn bị phát hành thẻ Tiền lẻ, thẻ VISA Card, Master Card; một số chi nhánh mới của NHCTVN được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các thành phần kinh tế; công tác kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển v.v.

Năm 2003 cũng là năm có nhiều sự kiện tốt đẹp đối với NHCTVN: Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, đón nhận Huân chương độc lập hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng; 3 Chi nhánh của NHCTVN được đón nhận danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới.

Bên cạnh những kết quả tích cực trên, NHCTVN còn phải đối mặt với nhiều khó khăn: Nợ tồn đọng vẫn ở mức cao và chủ yếu là nợ liên quan tới doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi; tăng trưởng dư nợ chậm so với kế hoạch; nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng nhưng ở mức thấp; chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ còn yếu.

Để tiếp tục đưa NHCTVN phát triển bền vững, hiệu quả và vượt qua những khó khăn trước mắt, nhiệm vụ đạt ra cho toàn hệ thống là rất nặng nề, đòi hỏi mọi cá nhân, mọi tập thể trong cả hệ thống NHCTVN phải có sự nỗ lực thực sự và liên tục.

Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2004 của NHCTVN: Tăng trưởng vốn huy động 18%; dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 18%; cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tối đa 40% trong tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%; lợi nhuận và trích lập dự phòng rủi ro cao hơn năm 2003.

Các giải pháp của NHCTVN để đạt được các chỉ tiêu của năm 2004 và mục tiêu của chiến lược phát triển dài hạn đến 2010: Đẩy mạnh huy động vốn dưới các hình thức phù hợp và công cụ đa dạng hơn; Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Cho vay theo nguyên tắc thương mại và thị trường; Đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh, hiệu quả, bền vững; Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nguồn thu và cho vay theo hướng đa dạng hoá sản phẩm-dịch vụ ngân hàng, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, chú trọng việc tiếp cận và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu; Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng; Triển khai thực hiện giai đoạn II “Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán”; Triển khai có hiệu quả các dịch vụ thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế cũng như các dịch vụ ngân hàng điện tử; Thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tổ chức của ngân hàng theo hướng phù hợp hơn với môi trường kinh doanh mới và hệ thống hiện đại hoá; Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ ngân hàng và quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Với sự nỗ lực của mọi cá nhân, mọi tập thể của toàn hệ thống NHCTVN, sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước, sự hợp tác của các quý bạn hàng, chúng tôi tin tưởng rằng, NHCTVN sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra cho năm 2004 và những năm tiếp theo.

Nhân dịp này, thay mặt Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên NHCTVN, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự chỉ đạo và giúp đỡ có hiệu quả của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành hữu quan, các bạn hàng trong và ngoài nước; đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ có hiệu quả của khách hàng đã góp phần vào sự thành công của NHCTVN trong những năm qua. Chúng tôi rất mong và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và hợp tác có hiệu quả hơn nữa của các Quý vị.

Trân trọng !

TS. Nguyễn Văn Bính

Chủ tịch Hội đồng quản trị

 

VÀI NÉT TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2003

Năm 2003 đánh dấu bước phục hồi khá ấn tượng của tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau hàng loạt sự kiện trong nước, đặc biệt là các chấn động kinh tế quốc tế. Kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động của những biến động kinh tế thế giới. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy một nền kinh tế thị trường mở cửa đang dần được hoàn thiện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế - đứng thứ nhất trong khu vực và thứ hai trên thế giới

Năm 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7.24%, cao nhất trong khu vực Đông Nam á , đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc (8.5%) và là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 6 năm qua. Lạm phát được kiềm chế ở mức 3% so với 4% năm 2002. Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp là do chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng lương thực, thực phẩm ở mức thấp (2,8%) và giá USD (2,2%), bù lại mức tăng khá cao của giá vàng (26,6%).

Cơ cấu kinh tế cũng đang chuyển dịch theo hướng tích cực nhờ vào những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế dân doanh. Đến cuối năm 2003, toàn quốc có 62.908 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 57.544, chiếm tỷ trọng 91,4%. Doanh nghiệp thuộc khu vực này đã đóng góp 51,4% việc làm và 69,4% GDP.  

Biểu đồ 1 : Số doanh nghiệp đang hoạt động phân chia theo khu vực kinh tế  

  Theo biểu đồ cho thấy sự phát triển khá nhanh của các doanh nghiệp dân doanh, tuy nhiên ẩn sau những tín hiệu khả quan của tốc độ tăng trưởng kinh tế là những mặt tồn tại, yếu kém mang tính nội sinh. Trình độ công nghệ lạc hậu không đảm bảo cho quá trình tăng trưởng ổn định và lâu dài trong điều kiện nền kinh tế tri thức đang phát triển và công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ chiếm 20,6%, nhóm ngành công nghệ trung bình là 20,7%, còn thuộc nhóm ngành công nghệ thấp chiếm tới 58,7%. Giá nhà đất tăng cao do ảnh hưởng bởi cơn sốt nhà đất ảo làm chi phí đầu tư xây dựng, chi phí thuê trụ sở, địa điểm sản xuất tăng lên. Giá nhập khẩu các yếu tố đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất, như giá xăng dầu tăng 21,1%, giá sắt thép tăng 34,1%, giá phân bón tăng 21,6%… gây tác động thoái lui đầu tư.

Xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài – 2 nhân tố chính trong tăng trưởng kinh tế

Những nỗ lực tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu không biết mệt mỏi của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2003 đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2003 tăng 19%, đạt 19,9 tỷ USD so với mức 16,7 tỷ USD của năm 2002. Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Việt Nam có quan hệ buôn bán với 221 nước trên 5 châu lục, trong đó xuất khẩu tới 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước. Thặng dư thương mại được duy trì với trên 70 nước.

Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu vẫn nghiêng phần nhiều về Châu á , Châu Mỹ 22,8%, Châu Âu và Châu Đại Dương 21,3% và 7,1%. Nếu tính theo quốc gia và vùng lãnh thổ, bốn bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (3,8 tỷ USD), Nhật Bản (2,5 tỷ USD), Trung Quốc (1,4 tỷ USD) và Australia (1,2 tỷ USD). Nhật Bản và Australia cũng là hai quốc gia mà Việt Nam có mức thặng dư thương mại lớn nhất.  

Biểu đồ 2: Tổng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu 1998-2003  

 Năm 2003 cả nước thu hút được trên 3,1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 26,3% so với năm 2002, trong đó gần 2 tỷ USD thuộc những dự án mới và khoảng 1,15 tỷ USD của những dự án cũ được phép bổ sung vốn. Tuy nhiên, những dự đoán trái ngược hoặc bàng quan lại căn cứ trên số liệu thống kê cho thấy tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vẫn đang trong chiều giảm sút kể từ sau năm 1996. Thêm vào đó, những bất ổn chính trị quốc tế, nguy cơ khủng bố tăng cao cùng với sự xuất hiện và bùng phát của dịch SARS và dịch cúm gà khiến các nhà đầu tư cẩn trọng hơn trong những quyết định đầu tư của mình.

  Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, tiền tệ - những nhân tố mới

Những điểm nổi bật của hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, tiền tệ:

• Chính sách điều hành lãi suất linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giúp ổn định hơn thị trường tiền tệ và mức cung tiền.

• Những nỗ lực của Chính phủ trong nới rộng thêm biên độ quản chế ngoại hối, chủ động cấp quota cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng, cam kết bán đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp có nhu cầu giúp bình ổn tỷ giá. Lần đầu tiên các NHTM đã được thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn như một cách bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Ngân hàng nhà nước cũng quyết định giảm tỷ lệ kết hối bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 0%. Tỷ giá VND/USD bình quân năm 2003 tăng 1,6% so với năm 2002, ở mức 15.536.

• Quá trình cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng thương mại có nhiều tiến triển khả quan. Hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh được bổ sung hơn 8.850 tỷ VND qua 3 đợt tăng vốn điều lệ, giúp tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này. Quy định về tỷ Tổng vốn ĐTNN đăng ký 7 lệ vốn huy động trên vốn tự có của các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng được nới rộng theo lộ trình thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và quá trình gia nhập WTO. Các Ngân hàng thương mại đang tích cực phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ tiền tệ cùng với đổi mới công nghệ, kể cả những dịch vụ như Telephone Banking, Internet Banking. Năm 2003 là năm cả 6 Ngân hàng thương mại (trong đó có 4 NHTM Nhà nước lớn là Incombank, Vietcombank, BIDV và Agribank) đều đưa vào triển khai và mở rộng Dự án hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới cấp tín dụng ưu đãi, theo đó các ngân hàng này được trang bị một hệ thống giao dịch điện tử tích hợp, tập trung hoá dữ liệu và trực tuyến. Mặc dù vậy, nợ xấu vẫn là một vấn đề lớn của các Ngân hàng thương mại và cần thêm nhiều nỗ lực giải quyết.

ADB dự báo trong những năm 2004 và 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 10,1% và 8,1% nhờ vào nhu cầu nội địa tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng bình quân 12%. Mức độ nhập siêu ở mức khoảng 4,2 tỷ USD năm 2004 và 4,5 tỷ USD do Việt Nam đã bắt đầu thực hiện AFTA. Thâm hụt ngân sách quốc gia có thể ở mức chấp nhận được, lần lượt là 4,6% và 4,2%.

KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2003

Tóm lược hoạt động kinh doanh năm 2003 Năm 2003, Luật NHNN bổ sung sửa đổi đã phù hợp hơn với xu hướng phát triển của ngành , nhất là việc mở rộng hàng hoá trên thị trường mở đã giúp các NHTM có điều kiện điều hành vốn khả dụng hiệu quả hơn. Sự ra đời Ngân hàng chính sách xã hội góp phần phân định rõ ràng chức năng kinh doanh vì lợi nhuận của các NHTMQD.

NHCTVN tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm : Đổi mới cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, tăng các chỉ số an toàn vốn, xử lý nợ tồn đọng và thực hiện Dự án hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán .  

  Huy động vốn

Năm 2003 đánh dấu một năm các định chế tài chính ngân hàng cố gắng huy động các nguồn vốn dài hạn . Riêng NHCTVN đã phát hành thành công đợt huy động trái phiếu VNĐ loại 2 năm và 3 năm thu về hơn 2.000 tỷ Vào ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động của NHCTVN đạt số dư 67.595 tỷ đồng, tăng trưởng cả năm 23,3%.

Lãi suất USD, đồng ngoại tệ chủ yếu trong hoạt động Ngân hàng Việt Nam , trong suốt một năm qua ở mức rất thấp, trong khi tỷ giá tương đối ổn định đã không còn hấp dẫn đối với người gửi tiền tiết kiệm. Vì vậy, nguồn tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ cả năm đã giảm 4,5%. Ngược lại, người vay tiền là các doanh nghiệp lại muốn vay bằng USD để hưởng mức lãi suất thấp. Tuy nhiên, NHCTVN đã giảm bớt vốn đầu tư ra thị trường tiền tệ nước ngoài để cân đối nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ ngắn hạn trong nước.

Đối với công tác huy động vốn VNĐ, NHCTVN đã đưa ra một sản phẩm khá hấp dẫn công chúng đó là tiết kiệm dự thưởng. Sản phẩm này đã khuyến khích được rất nhiều tầng lớp dân cư đến gửi tiền tại NHCTVN , đưa số dư tiền gửi từ cá nhân năm 2003 tăng 21%.

Cho vay và đầu tư

Năm 2003 là năm thứ hai NHCTVN chủ trương không cho phép tăng trưởng nóng về tín dụng, tập trung phân tích sàng lọc khách hàng. Vào ngày 31/12/2003 dư nợ cho vay ở mức 51.779 tỷ, đạt tốc độ tăng trưởng cả năm là 10%. Ngân hàng đã thắt chặt chính sách và quy trình tín dụng, cải thiện công tác quản lý các khoản vay có vấn đề và chất lượng tín dụng, tổ chức đào tạo các cán bộ tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Về cơ cấu dư nợ VNĐ đạt số dư 43.013 tỷ, tăng so với đầu năm 9,2%; Dư nợ ngoại tệ qui VNĐ đạt 8.765 tỷ, tăng 13%. Cho vay trung dài hạn chiếm xấp xỉ 40% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ hiện nay tập trung vào một số ngành như: Vật liệu xây dựng, dệt may, Vận tải kho bãi.  

Tính đến cuối 2003, NHCTVN đã thẩm định 140 dự án đồng tài trợ, trong đó 133 dự án đang giải ngân theo tiến độ với số tiền 3.160 tỷ, dư nợ hiện tại 2.592 tỷ; Đang thu xếp vốn cho 17 dự án chủ yếu thuộc các ngành điện, dầu khí và xi măng. Riêng năm 2003, NHCTVN đã ký kết thêm 28 dự án đồng tài trợ với tổng số tiền tham gia 836 tỷ, trong đó 24 dự án NHCTVN làm đầu mối.

Hệ thống thanh toán NHCTVN nói riêng và Ngân hàng Việt Nam nói chung ngày càng trở nên hoàn thiện. Vốn khả dụng được tập trung tại Trụ sở chính. NHNNVN đã mở rộng đối tượng hàng hoá giao dịch trên thị trường mở, đồng thời cho phép tăng khối lượng giao dịch lên nhiều lần so với các năm trước đây. NHCTVN đã sử dụng triệt để các lợi thế thị trường này vừa tăng hệ số sử dụng vốn mà vẫn giữ an toàn thanh khoản với mức sinh lời cao nhất.

Hoạt động Ngân hàng quốc tế

Năm 2003 đánh dấu một nỗ lực hơn nữa của NHCTVN trong cam kết hội nhập với thị trường ngân hàng, tài chính khu vực và quốc tế. Với mục tiêu không chỉ là ngân hàng mạnh tại thị trường trong nước gồm những dịch vụ ngân hàng truyền thống, đa dạng hoá nguồn thu nhập, tăng tỷ lệ thu nhập từ phí và hạn chế rủi ro, NHCTVN đã mở rộng nhiều dịch vụ ngân hàng quốc tế theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm mở rộng đối tượng khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng với tiêu chí đặt ra là “Ngân hàng một cửa cho tất cả dịch vụ”.

Hoạt động thanh toán quốc tế phục vụ xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHCTVN. Năm 2003, cùng với sự gia tăng của nhu cầu nhập khẩu trong nước và năng lực xuất khẩu của khách hàng, tổng giá trị thanh toán nhập khẩu thực hiện ở mức 1,83 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2002. Đối tượng hàng hoá nhập khẩu được mở rộng, thị trường thanh toán được phát triển và loại tiền tệ thanh toán đa dạng hoá hơn. NHCTVN đã mở rộng diện thanh toán trực tiếp sang các loại ngoại tệ mạnh khác như JPY, EUR, CAD, AUD…Tổng trị giá thanh toán xuất khẩu năm 2003 ở mức 1,26 tỷ USD, tăng 26,3% so với năm 2002. Đây là một con số còn khiêm tốn so với tổng kim ngạch cả nước, nhưng đang trong đà tăng trưởng.

  Hoạt động chuyển tiền bao gồm chuyển tiền thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền đi đạt 0,52 tỷ USD, tăng 1,9% so với năm 2002 và chuyển tiền đến đạt 0,55 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2002. Năm 2003 và liên tục các năm trước, NHCTVN được công nhận là Ngân hàng thanh toán trực tiếp qua điện SWIFT tốt nhất, bởi nhiều Ngân hàng lớn của Mỹ như Citibank, J.P.Morgan Chase, The Bank of New York, HSBC New York …với tỷ lệ khoảng 98% điện SWIFT thanh toán chuyển thẳng, không sai sót.  

Với ưu thế mạng lưới 125 chi nhánh, hơn 500 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm và công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, năm 2003 NHCTVN đã thực hiện chi trả tổng cộng hơn 180 triệu USD kiều hối từ các nước trên thế giới chuyển về Việt Nam . Doanh số chi trả kiều hối tăng dần theo từng quý. Bên cạnh phương thức truyền thống là chi trả theo điện chuyển tiền SWIFT, NHCTVN đã chấp nhận và đưa vào ứng dụng phương thức chuyển tiền kiều hối qua Internet. Công nghệ này cho phép thời gian chi trả gần như tức thời, chi phí thấp và vẫn đảm bảo tính an toàn của giao dịch.

Doanh số thanh toán Séc du lịch quốc tế năm 2003 đạt hơn 3,5 triệu USD, trong đó hơn 83% là Séc du lịch của tổ chức American Express Travellers Cheque. NHCTVN bán Séc trắng, thu đổi Séc và hoàn tiền Séc mất nhanh chóng, chính xác cho khách hàng. Năm 2003, NHCTVN triển khai quy trình kiểm tra và phê duyệt chi trả trên Internet đối với séc du lịch của Amex,   Visa và Master.., song song với quy trình giám sát và so sánh chữ ký "Watch & Compare" truyền thống. Kết quả, thời gian giao dịch Séc được rút ngắn, trong khi điểm giao dịch Séc được mở rộng hơn.

Cùng với những nỗ lực mở rộng dịch vụ thanh toán Thẻ tín dụng Quốc tế, phục vụ nhu cầu khách nước ngoài đến Việt Nam , năm 2003 số lượng Điểm chấp nhận thanh toán Thẻ tín dụng Visa và Master Card của NHCTVN đã được phát triển lên hơn 100 Điểm trên toàn quốc, đạt gần 20.000 giao dịch, tổng trị giá thanh toán đạt gần 5 triệu USD, tăng 20% so với năm 2002. Chiến lược của NHCT là năm 2003 vẫn được coi là năm chuẩn bị cho những bùng nổ về Điểm chấp nhận thẻ, tăng cường hợp tác phát hành Thẻ tín dụng Quốc tế với những Tổ chức Thẻ tín dụng Quốc tế lớn trên thế giới, tăng doanh số thanh toán và tăng thị phần Việt Nam .  

Phát triển công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng

Năm 2003 NHCTVN đã triển khai thành công dự án, Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán“. Sản phẩm “INCAS” cña Dù ¸n Hi ệ n đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán triển khai chính thức từ 01/11/2003 tại Trụ sở chính, Sàn giao dịch, Sở giao dịch I, các Chi nhánh Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và 47 Phòng Giao dịch-Quỹ tiết kiệm. INCAS phục vụ các giao dịch và quản lý thông tin khách hàng, phục vụ các yêu cầu quản lý đa dạng của NHCTVN trên cơ sở xử lý dữ liệu tập trung và tích hợp các ứng dụng (Các Module sản phẩm: Tiền gửi, Tiền vay, Chuyển tiền, Tài trợ thương mại, Quản lý ngân quỹ; các kênh phân phối: kênh các Chi nhánh/Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, kênh ATM và kênh Internet)... Hệ thống từng bước đi vào ổn định, làm tiền đề cho việc thúc đẩy sự cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ khách hàng theo mục đích (Mọi lúc,mọi nơi, các phương tiện thích hợp..) và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh của Ngân hàng. Theo dự kiến, hệ thống INCAS sẽ được triển khai Giai đoạn II từ tháng 9/2004 đến cuối năm 2005 cho các Chi nhánh còn lại.

NHCTVN đã đưa nhiều sản phẩm và tiện ích ngân hàng khác vào hoạt động như sản phẩm thẻ ATM đã được cải tiến mẫu mã và phát hành thêm các hình thức mới ATMC card, ATM-G card, phù hợp với nhiều loại đối tượng. Tập trung phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản và hướng tới đối tượng là sinh viên các trường đại học. Tổng số thẻ phát hành lũy kế đến hết năm 2003 lên đến 14.000 thẻ. Lắp đặt mới 5 máy ATM ở các điểm tập trung đông dân cư, có nhu cầu sử dụng thẻ lớn. Về thẻ tín dụng, trong năm 2003 đã mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng ở các chi nhánh, đưa tổng số điểm thanh toán thẻ hiện nay lên 94 điểm. Đã thực hiện thanh toán trực tiếp Thẻ tín dụng Quốc tế Visa và Master vào đầu năm 2004. Tiến hành khai trương trong nội bộ hệ thống NHCTVN Thẻ tiền mặt của NHCTVN tại Trụ sở chính và 02 chi nhánh Đống Đa và Hoàn Kiếm vào tháng 12/2003; chuẩn bị tiếp tục mở rộng trong năm 2004.

NHCTVN đã triển khai thành công các chương trình tiết kiệm dự thuởng, trái phiếu ghi danh, thanh toán điện tử, quản lý mẫu dấu chữ ký, tài sản cố định, dự thu dự trả, thanh toán IBS cho các chi nhánh cấp 2, triển khai các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán séc, mua bán ngoại tệ v.v. đến các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch. Tiến hành nâng cấp kỹ thuật hệ thống thanh toán điện tử theo quy định mới. Giải pháp bảo mật giai đoạn I tại trụ sở chính đã thực hiện thành công. Đặc biệt, ch ương trình thanh toán điện tử theo quy định mới đã đ ược trao giải thưởng "Sao vàng đất Việt" năm 2004 của Uỷ ban Trung ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam .

NHCTVN đã đầu tư trang cấp, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và trang thiết bị tin học như trang cấp hệ thống máy chủ cho SWIFT; nâng cấp hệ điều hành AIX từ 4.3.3 lên 5.0 để phù hợp với phiên bản mới của SWIFT; Tiếp tục nâng cấp hệ thống mạng của các Chi nhánh từ hệ thống mạng Bus lên hệ thống mạng Hình sao để nâng cao hiệu năng sử dụng và tăng cường khả năng bảo mật tại chi nhánh.

Nhằm tạo cơ sở triển khai các loại hình dịch vụ mới như hệ thống INCAS, ATM, thanh toán thẻ v.v. Năm 2003 NHCTVN đã tiến hành nâng cấp đường trục Bắc Nam từ 256 KB lên 512 KB và hơn 90 chi nhánh, điểm giao dịch từ hệ thống truyền thông quay số sang thuê bao riêng tốc độ cao.

Năm 2004 tiếp tục nghiên cứu các ứng dụng và đầu tư nâng cấp công nghệ tin học tiên tiến để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nhằm đáp ứng tốt nhất cho quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.    

ĐỀ ÁN CƠ CẤU NHCTVN SAU 3 NĂM THỰC HIỆN

Sau 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu NHCT 2001-2010 được Chính phủ phê duyệt, NHCTVN đã có những bước đi vững chắc nhằm tiến tới đạt mục tiêu các tiêu chuẩn hội nhập và phát triển.

NHCTVN đã xử lý được 4.425 tỷ đồng nợ tồn đọng dưới các hình thức thu bằng tiền, bán và khai thác tài sản, bù đắp bằng dự phòng rủi ro, giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu trong tổng cho vay và đầu tư.

Chương trình Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán NHCTVN đã vận hành ổn định, NHCTVN đang chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết để triển khai mở rộng ra toàn hệ thống. Mô hình tổ chức tại Trụ sở chính được củng cố, sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu quản lý và kinh doanh.

Căn cứ vào mức độ hoàn thành tiến độ Đề án, Chính phủ đã cấp bổ sung vốn điều lệ cho NHCTVN trong năm 2003 số vốn 800 tỷ VNĐ, đưa tổng mức vốn cấp của Chính phủ lên 2.900 VNĐ, tăng cường năng lực tài chính cho NHCTVN.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Thu nhập chi phí

Bảng tổng kết tài sản

Chú thích báo cáo tài chính

 

2003

2002

1. Tiền gửi tại các TCTD

9.213.473

9.724.191

Tiền gửi tại các TCTD ở nước ngoài

2.961.110

7.676.955

TIền gửi tại các TCTD trong nước

6.252.363

2.047.236

2. Cho vay

51.778.532

47.120.856

Cho vay ngắn hạn

23.769.910

23.374.905

Cho vay trung, dài hạn

24.406.977

19.184.729

Đồng tài trợ và cho vay các TCTD

2.151.096

2.409.290

Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác

707.828

703.424

Chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá

129.838

185.570

Cho thuê tài chính

300.797

289.020

Cho vay do bảo lãnh

312.086

743.009

Cho vay khác

0

230.909

(i) Phân tích theo ngành kinh doanh

51.778.532

47.120.856

Công nghiệp

18.667.791

15.955.122

Thương mại - Dịch vụ

10.492.728

9.721.033

Xây dựng – GTVT

9.650.157

11.726.496

Nông nghiệp & ngành khác

12.967.856

9.718.205

(ii) Phân tích theo khu vực kinh tế

51.778.532

47.120.856

Khu vực nhà nước

23.818.124

27.264.127

Khu vực phi nhà nước

27.960.408

19.856.729

(iii) Phân tích theo loại tiền

51.778.532

47.120.856

VNĐ

43.013.192

39.360.318

Ngoại tệ

8.765.340

7.760.538

(iv) Nợ khoanh và nợ chờ xử lý

1.726.776

1.842.138

Nợ khoanh

276.284

290.854

Nợ chờ xử lý

1.450.492

1.551.284

(v) Biến động trong dự phòng rủi ro

   

Số dư đầu năm

227.731

52.137

Trích dự phòng rủi ro trong năm

931.913

729.293

Nợ xấu được xoá

(1.051.623)

(553.699)

Số dư cuối năm

108.021

227.731

3. Đầu tư vào chứng khoán

10.024.497

5.570.669

Đầu tư vào chứng khoán chính phủ

10.024.497

5.558.853

Đầu tư vào chứng khoán TCTD

0

11.816

4. Góp vốn, mua cổ phần

218.248

179.662

Với các TCTD

218.248

168.662

Với các TCKT

0

11.000

5. Tài sản cố định

755.876

608.424

Tài sản cố định hữu hình

664.527

558.744

Tài sản cố định vô hình

65.623

36.950

Tài sản cố định thuê tài chính

25.726

12.730

6. Các khoản phải thu

2.375.468

866.723

Nợ của Ngân sách nhà nước

12.415

15.373

Tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ

365.787

381.423

Tạm cấp vốn cho công ty trực thuộc

202.954

106.829

Chi phí chờ phân bổ

27.153

35.254

Lãi cộng dồn dự thu

547.392

-

Tạm ứng và phải thu khác

1.219.767

327.844

7. Tiền gửi của khách hàng

   

(i) Phân tích theo khách hàng

56.491.099

48.432.991

Tiền gửi của doanh nghiệp

30.486.692

26.698.999

Tiền gửi dân cư

26.004.407

21.733.992

(ii) Phân tích theo kỳ hạn

56.491.099

48.432.991

Tiền gửi không kỳ hạn

23.215.081

21.450.945

TIền gửi có kỳ hạn

33.276.018

26.982.046

(iii) Phân tích theo loại tiền

56.491.099

48.432.991

Tiền gửi bằng VND

43.425.028

34.693.693

TIền gửi bằng ngoại tệ

13.066.071

13.739.298

8. Tiền gửi của các tổ chức tài chính

11.104.441

6.407.212

Tiền gửi của các tổ chức tài chính

10.670.808

6.119.111

TIền gửi của kho bạc

433.633

288.101

9. Vay NHNN và TCTD

2.596.716

4.481.042

Vay NHNN

1.936.638

3.259.745

Vay TCTD

660.078

1.221.297

10. Các khoản phải trả

2.763.276

255.064

Phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ

89.343

83.397

Thuế & các khoản phải nộp ngân sách

5.341

5.363

Các khoản chờ thanh toán

414.154

103.000

Các khoản phải trả nội bộ

96.155

63.304

Nhận ký quỹ bằng VNĐ & ngoại tệ

814.097

-

Lãi cộng dồn dự trả

763.276

-

Các giao dịch ngoại hối

226.775

-

Phải trả khác

354.135

-

11. Các quỹ và vốn khác

1.040.897

898.174

Vốn đầu tư XDCB

283.339

251.542

Vốn khác

66.472

66.472

Quỹ đầu tư phát triển

279.450

212.460

Quỹ dự trữ, bổ sung vốn điều lệ

27.958

19.470

Quỹ dự phòng tài chính

329.866

304.732

Quỹ khác

53.812

3.498

.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tổng tài sản của NHCTVN năm 2003 đạt 80.887 tỷ đồng, tương đương 5,22 tỷ USD và tăng 19% so với năm 2002. Tài sản của NHCT gồm tiền mặt và tương đương chiếm 1,29%, tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng 17,9%, cho vay 64%, đầu tư chứng khoán 12%, các khoản phải thu 3% và các tài sản khác 1,8%.

Khoản mục cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng, đạt 51.778 tỷ đồng năm 2003, tăng 9,9% so với 2002. Tốc độ tăng trưởng cho vay vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản. So với năm 2002, dư nợ cho vay khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 58% xuống 46% trong khi dư nợ cho vay khu vực kinh tế tư nhân tăng lên 54%, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam khi khu vực kinh tế tư nhân càng được chú trọng và tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngày càng được đẩy nhanh.

Cho vay trung dài hạn tăng từ 40% năm 2002 lên 47% năm 2003 do tăng trưởng về nguồn vốn trung dài hạn. So với tốc độ tăng trưởng dư nợ, tốc độ tăng cho vay các ngành thương mại dịch vụ và xây dựng tăng chậm hơn và thậm chí còn giảm trong khi cho vay ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên tương đối nhanh.

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giảm từ 3,9% năm 2002 xuống 3,3% năm 2003, một phần do NHCT đã dùng nguồn trích dự phòng để xoá nợ 1.051 tỷ đồng, một phần nhỏ do những nỗ lực thu hồi nợ và cũng một phần do tăng trưởng dư nợ năm 2003. Năm 2003 ngân hàng đã trích 932 tỷ đồng từ lợi nhuận đẻ xử lý nợ quá hạn. Ngân hàng cũng đã có kế hoạch trích lập dự phòng để đến năm 2006 sẽ giải quyết hết số nợ tồn đọng phát sinh trước năm 2000, chủ yếu do vụ án Epcô-Minh Phụng gây ra.

Trong 2 năm qua ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu tài sản theo hướng tăng tài sản có ít rủi ro hay không có rủi ro đặc biệt là tăng vào đầu tư chứng khoán chính phủ tăng tới 80% so với 2002, chiếm 12,4% tổng tài sản nhằm góp phần kiểm soát rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Nguồn vốn và thanh khoản  

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 đạt 4.154 tỷ đồng, tăng 990 tỷ đồng so với 2002. Chỉ số an toàn vốn đo bằng vốn chủ sở hữu/tài sản có rủi ro năm 2003 đạt 6,08%, tăng so với mức 5,57% năm 2002 do nguyên nhân chính là nhà nước cấp vốn bổ sung 800 tỷ đồng bằng trái phiếu chính phủ. Ngoài ra các nguyên nhân khác do tăng lợi nhuận và do những thay đổi trong cơ cấu tài sản trong đo tốc độ tăng trưởng tài sản ít rủi ro và không có rủi ro tăng nhanh hơn tài sản rủi ro cao như cho vay v.v. Theo tiến trình tái cơ cấu ngân hàng và giải quyết nợ tồn đọng, NHNN đã cam kết sẽ cấp bổ sung vốn cho NHCT để tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong vài năm tới. Nhìn chung chất lượng tài sản của ngân hàng đang được cải thiện dần dần.

Tuy NHCT có nguồn vốn đa dạng từ các hình thức huy động vốn từ dân cư, các tổ chức tài chính và đi vay, nhưng cũng như các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam , phần lớn nguồn vốn là từ nguồn tiền gửi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, mạng lưới kinh doanh rộng cùng với cơ chế lãi suất linh hoạt và việc tăng lãi suất huy động tiền đồng cũng như thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng 16,6% của vốn huy động từ dân cư bao gồm tiền gửi của khách hàng và phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Tiền gửi của khách hàng và phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đạt 60.041 tỷ đồng, tài trợ tới 70% tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng là 92% chứng tỏ ngân hàng tài trợ các khoản chủ yếu qua nguồn vốn huy động từ khách hàng. Trong khi lãi suất huy động tiền đồng tăng thì lãi suất USD lại ở mức rất thấp đã không còn hấp dẫn người gửi tiền, do đó tiền gửi ngoại tệ của khách hàng đã giảm đi 4,9% so với 2002.

Chỉ số tài sản lỏng/tổng tài sản đạt 31% so với mức 28% của 2002. Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn ổn định trong 2 năm 2002 và 2003 đều xấp xỉ 78%. Với hiện trạng của ngân hàng thì có thể coi là ngân hàng đã duy trì được mức thanh khoản hợp lý.

Các khoản phải thu và các khoản phải trả năm 2003 tăng đột biến so với 2002 chủ yếu do số liệu thời điểm cuối năm của lãi cộng dồn dự thu, dự trả và các khoản đầu cơ ngoại tệ mua chưa bán, bán chưa mua gây ra.

Thu nhập và chi phí

Năm 2003 thu nhập ròng đạt 205.186 triệu đồng, tăng 17% so với 2002, phản ánh sự tăng trưởng của ngân hàng trong những năm gần đây.

Trong tổng thu nhập thì thu nhập từ lãi chiếm 84,8%, thu nhập từ dịch vụ và các hoạt động khác chiếm 15,2%. Năm 2003 thu nhập từ lãi tăng 37,5% so với 2002 chủ yếu do tăng thu lãi cho vay vốn chiếm 84% trong thu nhập từ lãi, xuất phát từ tăng trưởng dư nợ và tăng lãi suất cho vay tiền đồng. Ngoài ra thu lãi tiền gửi và thu lãi chứng khoán cũng tăng nhanh trong năm 2003, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 15% trong thu nhập từ lãi.

Trong chi trả lãi thì chi lãi tiền gửi và kỳ phiếu chiếm 81%, tăng 25% so với 2002 do tăng trưởng số dư tiền gửi và cả lãi suất huy động vốn.

Tỷ suất chi phí công nợ cận biên đo bằng chi lãi/trung bình công nợ phải trả lãi năm 2003 là 5,58%, tăng 1,14% so với 2002. Tuy nhiên tỷ suất thu nhập lãi cận biên đo bằng thu từ lãi/trung bình tài sản sinh lãi năm 2003 đạt 7,99%, tăng 1,17% so với 2002. Do đó, chênh lệch ròng tỷ suất thu nhập từ lãi năm 2003 là 2,14%.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác cũng tăng trên 22% trong đó thu phí dịch vụ, chủ yếu từ dịch vụ thanh toán chiếm tới 50%. Điều này phản ánh sự cải thiện hệ thống thanh toán của ngân hàng đã mang lại sự tăng trưởng các giao dịch thanh toán với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. NHCTVN đang cố gắng phấn đấu để trong những năm tới nguồn thu này sẽ tăng trưởng mạnh hơn, phù hợp xu hướng phát triển chung của các ngân hàng thương mại.

Chỉ số đo hiệu quả hoạt động là chi phí hoạt động/tổng thu nhập năm 2003 dừng ở mức 48,5%. Đây là một bước cải thiện lớn so với 4 năm trước khi chỉ số này là 86%. Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2003 là 1.085 tỷ đồng, tăng 29,2% so với 2002 do tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh cùng với phát triển màng lưới chi nhánh. Trong chi phí hoạt động thì   chi trả cho cán bộ công nhân viên lớn nhất, chiếm tới 40,5%, tăng 40,8% so với 2002 do tăng số lượng nhân viên và tăng mức thu nhập của nhân viên trong năm.

Năm 2003 NHCTVN đã trích lập dự phòng rủi ro 1.155 tỷ đồng, chiếm tới 41% tổng thu nhập của ngân hàng.